Chiến lược của sàn thương mại điện tử MTOM năm 2022

05/08/2022 09:34

MTOM: Nền tảng sàn TMĐT tích hợp mạng xã hội đầu tiên tại Việt Nam

Với mục tiêu tạo ra giá trị có thể hỗ trợ đến tất cả mọi người và thích nghi với nhu cầu của từng người, sàn TMĐT MTOM 2022 mang đến một trải nghiệm mới mẻ, hấp dẫn cho người bán và người tiêu dùng.

1. Cá nhân hóa người dùng, đặt khách hàng là trọng tâm

Việc áp dụng các phương pháp cá nhân hóa sẽ giúp MTOM thu hút và giữ chân khách hàng bao gồm cả người mua và người bán, đồng thời tăng tỷ lệ chuyển đổi. Việc cá nhân hóa người dùng bằng cách xây dựng MTOM như 1 mạng xã hội thu nhỏ để người dùng sử dụng để giải trí, cập nhật thông tin, đăng tải newfeed,… và cuối cùng là gợi ý các sản phẩm phù hợp với khách hàng, đưa ra những nội dung cụ thể nhắm đến từng đối tượng khách hàng khác nhau,.. Hay thậm chí, việc sử dụng hình thức marketing như gửi thiệp mừng, mã khuyến mãi, chiết khấu vào những dịp đặc biệt như sinh nhật, ngày cưới,… cũng là những hoạt động cá nhân hóa hiệu quả mà MTOM sẽ dùng.

2. Kinh doanh bền vững

Kinh doanh bền vững là xu hướng tương lai của thương mại điện tử trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Theo nghiên cứu của Nielsen, 66% khách hàng trên toàn thế giới sẽ chi trả nhiều hơn cho các sản phẩm bền vững, thân thiện với môi trường. Do đó, nhiều doanh nghiệp đã lựa chọn các giải pháp nhằm hưởng ứng phong trào bảo vệ môi trường như sử dụng các bao bì tái chế, có những hoạt động gìn giữ môi trường,… MTOM sẽ tập trung hơn vào 1 số loại hình nhà bán hàng như:

  • Cung cấp các sản phẩm thân thiện môi trường
  • Tái chế và giảm thiểu chất thải
  • Chuyển đổi sang các hướng vận chuyển và đóng gói thân thiện với môi trường
  • Hạn chế trả hàng
  • Cập nhật các xu hướng bền vững mới

3. Thanh toán trực tuyến (qua thẻ, ví điện tử)

Việc thanh toán trực tuyến qua các cổng thanh toán và thẻ ngân hàng đã rất quen thuộc và ngày càng phổ biến. Xu hướng này trong năm 2021 không hề hạ nhiệt mà còn phát triển với hình thức thanh toán qua các ví điện tử. Hiện nay ở Việt Nam, các ví điện tử nổi bật có thể kể đến như Momo, ShopeePay, ZaloPay,…

Lí do cho xu hướng thanh toán trực tuyến này là sự tiện lợi và lợi ích nó đem lại. Các sàn thương mại điện tử đều có liên kết độc quyền hoặc liên kết với nhiều ví thanh toán, cổng thanh toán khác nhau. Nhằm khuyến khích khách hàng thanh toán qua các kênh này, doanh nghiệp hoặc sàn sẽ đưa ra nhiều ưu đãi đặc biệt khi sử dụng ví hoặc sử dụng thẻ. Ví dụ, ShopeePay (trước đây là Airpay) là ví điện tử độc quyền trên Shopee. Người dùng Shopee sử dụng thanh toán qua ví này sẽ nhận được nhiều voucher giảm giá, miễn phí vận chuyển, hoàn tiền hơn so với người mua thanh toán qua thẻ hoặc tiền mặt.

Ngoài ra, người dùng cũng dễ dàng liên kết thẻ với ví. Nhờ đó, khi thanh toán qua ví, người dùng có thể thanh toán trực tiếp mà không cần nạp tiền vào ví.

Không những vậy, các ví điện tử đều cung cấp tính năng quét mã QR (khách hàng quét mã QR của người bán để thanh toán hoặc người bán quét mã QR từ khách hàng). Tính năng thanh toán không tiếp xúc này rất hữu ích trong thời gian dịch bệnh như hiện nay.

Đối với MTOM, việc thanh toán không dùng tiền mặt trong giai đoạn này sẽ được hướng đến Vnpay và việc mua trước – trả sau (buy now pay latter) là Atome.

4. Thương mại điện tử qua cộng đồng người dùng

Chúng ta đã quen với việc mua hàng qua Facebook hay Instagram bằng cách nhắn tin, xác nhận thông tin và chuyển khoản cho người bán. Phương pháp này vẫn rất phổ biến nhưng vẫn khá bất tiện. Nhiều người đã từ bỏ việc mua hàng qua mạng xã hội theo hình thức cũ và chuyển sang mua trên các cửa hàng trực tuyến qua các nền tảng thương mại điện tử. Tuy nhiên, với MTOM hiện nay, các nhà bán hàng có thể khiến hiệu quả bán hàng qua cộng đồng người dùng của chính nên tảng một cách bùng nổ thông qua các tính năng nổi bật, cho phép người dùng biết giá sản phẩm chỉ với một cú chạm/click.

5. Chuyển dịch sang nền tảng di động

Như đã đề cập, ngày càng có nhiều người sử dụng điện thoại để mua sắm trực tuyến. Vì vậy, MTOM đã tập trung xây dựng một ứng dụng di động ở giai đoạn đầu tiên cho phép người dùng có thể mua sắm trực tuyến dễ dàng. Một ưu điểm lớn của ứng dụng di động là hệ thống thông báo đẩy (push notification). Một hệ thống thông báo đẩy được lên kế hoạch, triển khai nội dung phù hợp, sáng tạo sẽ giúp giữ chân khách hàng và khiến khách hàng biết đến các chương trình, chiến dịch của sàn.

Ngoài ra, MTOM vẫn xây dựng hệ thống Progressive Web App – dạng trang web cho phép người dùng truy cập và sử dụng với trải nghiệm tương tự với ứng dụng di động. Với hình thức này, người dùng sẽ không phải tải phần mềm mà có thể trực tiếp truy cập trang web trên trình duyệt như bình thường.

6. Affiliate Marketing với KOLs và KOCs

Đây là một hình thức marketing hiệu quả với ngành bán lẻ, đặc biệt là với các doanh nghiệp, thương hiệu vừa và nhỏ. Lúc này, nhà bán hàng sẽ không phải bỏ ra một khoản tiền lớn cho các chiến dịch marketing mà chỉ cần chi trả khi khách hàng được tiếp cận với sản phẩm hoặc mua sản phẩm. Khoản chi phí chi trả này cũng không quá lớn, chỉ bằng một phần nhỏ (vài %) trên doanh thu sản phẩm.

Tuy nhiên, doanh nghiệp cần lựa chọn KOLs phù hợp với ngành hàng để đề nghị hợp tác quảng bá sản phẩm nhằm đạt hiệu quả cao nhất và MTOM sẽ hỗ trợ các nhà bán hàng mua gói quảng cáo được hỗ trợ truyền thông dưới hình thức KOLs, KOCs.

7. Tối ưu vận hành và logistics

Giờ đây, ngoài nền tảng bán hàng, sản phẩm chúng ta còn cần quan tâm về chất lượng dịch vụ, thời gian giao hàng. Đây là những yếu tố rất quan trọng với trải nghiệm mua hàng trực tuyến của khách hàng.

Để tối ưu vận hành và logistics, MTOM đã xây dựng chiến lược lưu trữ, kho bãi và vận chuyển hợp lí dựa theo khung của Hệ thống Chuỗi cửa hàng Nhật Bản PanPan với quy mô toàn quốc. Nhờ đó, hàng hóa được chuẩn bị và vận chuyển trong thời gian ngắn nhất có thể, thậm chí có thể giao hàng dưới 2h tại hàng chục tỉnh thành trên cả nước. Đồng thời, nhà bán hàng và khách hàng cũng có thể tiết kiệm chi phí vận chuyển.